• info@nipon.vn

  • 0918 708 100

CÔNG TY TNHH NIPON CROP SCIENCE VIỆT NAM

Kỹ thuật phòng trừ rầy sáp hiệu quả

Rệp sáp là một loài rệp trong họ Pseudococcidae, chúng ký sinh trên các loài cây ăn trái có múi cũng như các loại cây công nghiệp khác gây thiệt hại cho nông nghiệp.

Kỹ thuật phòng trừ rầy sáp hiệu quả

Rệp sáp là một loài rệp trong họ Pseudococcidae, chúng ký sinh trên các loài cây ăn trái có múi cũng như các loại cây công nghiệp khác gây thiệt hại cho nông nghiệp.

hinh-anh-rep-sap-2

1. Đặc điểm của rầy sáp

Tên khoa học: Planococcus citri
Họ: Pseudococcidae

ky-thuat-phong-ngua-ret-sap

1.1 Đặc điểm hình thái

- Trứng nhỏ đến nhộng và thành rệp vòng đời của rệp cái khoảng 115 ngày.
- Rệp sáp cái trưởng thành dài 2,5 - 4 mm và chiều rộng 2 - 3 mm, không có cánh. Thân hình bầu dục, mềm và được bao phủ bởi một lớp sáp mịn.
- Rệp đực có kích thước nhỏ hơn rệp cái, chiều dài chỉ khoảng 1mm, thân màu xám nhạt, có hai đôi cánh và hai sợi đuôi dài.

TRIỆU CHỨNG CÂY BỊ RỆP SÁP TẤN CÔNG

 Rệp sáp gây hại tất cả các bộ phận của cây chủ yếu là rễ, tán lá và trái.
 Khi rệp sáp tấn công vùng rễ, làm cho lá cây bị hại héo vàng, úa có thể nhầm với triệu chứng bị khô hạn.
 Rễ đôi khi bị khảm một lớp nấm màu trắng xanh và bị còi cọc.
 Khi tấn công lá non, rệp sáp khiến lá non vàng và quăn, cây phát triển còi cọc và rụng quả sớm. Các lá già ít có khuynh hướng bị biến dạng hơn.

RỆP SÁP GÂY HẠI CÂY TRỒNG THEO NHIỀU CÁCH KHÁC NHAU

 Rệp sáp tiết dịch ngọt trong khi hút nhựa cây, làm cây phát triển còi cọc, biến dạng, vàng lá và đôi khi dẫn đến rụng lá ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây.
 Dịch ngọt khiến các mô trên cây trở nên nhớt dính và dễ bị các loại vi khuẩn và nấm mốc gây nhập.
 Khi bị rệp sáp tấn công, quả có thể biến dạng hoặc bị dịch sáp của rệp bao phủ toàn bộ.

Vòng đời rầy sáp

ret sap

1.2 Đặc điểm gây hại

- Rệp sáp gây hại tất cả các bộ phận của cây chủ yếu là rễ, tán lá và trái.
- Tấn công vùng rễ, làm cho lá cây bị hại héo vàng, úa có thể nhầm với triệu chứng bị khô hạn. Rễ đôi khi bị khảm một lớp nấm màu trắng xanh và bị còi cọc.
- Rệp sáp sinh sản rất nhanh, mỗi lần đẻ trứng mỗi con có thể đẻ từ 200 – 250 trứng.

2. Biện pháp phòng trừ

- Sử dụng giống khỏe, kháng rầy.
- Sử dụng các loại thuốc trừ sâu vi sinh có chứa các chủng vi sinh như: Bacillus thuringiensis, Bacillus sphaericus, Beauveria bassiana …, nấm xanh, nấm trắng …chúng là vi sinh vật và nấm khuẩn có lợi.
- Tạo tán để vườn được thông thoáng sau mỗi lần thu hoạch và trước khi ra đợt trái mới.
- Dọn sạch cỏ rác, lá cây mục tủ ở xung quanh gốc để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến.

- Tưới rửa trôi: Rệp sáp có thể bị rửa trôi với vòi nước mạnh và liên tục. Xử lý bằng vòi nước nhiều lần khi cần cũng là biện pháp tốt trong điều kiện bị nhiễm nhẹ.

2.2 Biện pháp sinh học

- Sử dụng thiên địch như bọ rùa, bọ cánh đen, kiến vàng

2.3 Biện pháp hóa học

Công ty Nipon khuyến cáo sử dụng sản phẩm TVG20 565EC để phòng trị rầy sáp đạt hiệu quả cao.

565SC

THÀNH PHẦN
- Profenofos: 480g/l
- Dinotefuran: 85g/l
- Phụ gia dung môi: 435g/l

CÔNG DỤNG

TVG20 565EC là sự kết hợp hoàn hảo của hai hoạt chất Profenofos và Dinotefuran. Hoạt chất Profenofos có tác dụng tiếp xúc, vị độc, xông hơi mạnh và hoạt chất Dinotefuran có tác dụng thấm sâu mạnh và lưu dẫn tạo ra sản phẩm có tác động diệt nhanh mạnh, hiệu quả kéo dài đối với sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, rệp sáp, rầy xanh và côn trùng chích hút.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

TVG20 565EC được đăng ký trừ rệp sáp giả trên cây cà phê
Nồng độ: 0.12 – 0.15%
Cách pha: Pha 150ml cho phuy 200 lít nước.
Thời điểm phun: Phun khi rầy rệp mới xuất hiện, khoảng 5 - 7 con/ chùm quả. Phun ướt đều tán cây trồng.
Đối với tưới: Pha 1ml cho 2 lít nước, tưới gốc.
Thời gian cách ly: 14 ngày sau khi phun